4 vấn đề khi giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Tranh chấp hợp đồng xây dựng diễn ra khá phổ biến với giá trị hợp đồng lớn. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng là mối quan tâm của Chủ đầu tư, Nhà thầu, Nhà thầu phụ. Để hiểu rõ hơn, Hopdongmau.net đưa ra 4 vấn đề cần cơ bản của một quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.

1. Những nền tảng cơ bản

Phát hiện vấn đề pháp lý

Việc phát hiện đúng vấn đề pháp lý có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Những vấn đề pháp lý quan trọng trong một hợp đồng xây dựng là:

  • Gia hạn thời gian hoàn thành: Nhà thầu có được gia hạn thời gian hoàn thành Công việc hay không? Nếu có, thì bao lâu?

  • Bồi thường thiệt hại, phạt: Nhà thầu có chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại/Phạt vi phạm không? Ở mức nào và giới hạn tới đâu?

  • Phê duyệt của tư vấn có giá trị pháp lý gì?

  • Phát sinh, điều chỉnh hợp đồng: cơ sở pháp lý, thủ tục như thế nào?

  • Thanh toán: cơ sở pháp lý, thời hạn thanh toán.

  • Thông báo, trao đổi thông tin: hình thức như thế nào?

Xem xét quá trình thực hiện hợp đồng

Xem xét quá trình thực hiện hợp đồng là xem xét, phân tích, đánh giá các sự kiện pháp lý quan trọng, từ đó giúp cho việc giải quyết tranh chấp đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

Các cơ sở pháp lý dùng để xem xét hợp đồng:

  • Luật áp dụng: Hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết; Những luật chuyên ngành nào sẽ được viện dẫn; Việc viện dẫn đó có dẫn đến xung đột với luật khác không; Án lệ cũng là cơ sở tham khảo quan trọng.

  • Hợp đồng: Các tài liệu cấu thành nên hợp đồng xây dựng; Thứ tự ưu tiên của các tài liệu cấu thành nên hợp đồng; Trong hợp đồng quy định như thế nào về vấn đề cần giải quyết tranh chấp; Quy định của hợp đồng đó có bị vô hiệu hoặc không có khả năng thực hiện hợp đồng không?

2. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp

Giống như trong hợp đồng FIDIC cũng như nhiều hợp đồng xây dựng khác trên thế giới, luật Việt Nam cũng yêu cầu các bên lưu ý về thủ tục khiếu nại, nếu không có thể sẽ dẫn tới mất quyền hoặc phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.

Có 4 phương thức giải quyết tranh chấp:

  • Thương lượng do các bên thực hiện với sự trợ giúp của luật sư, pháp chế…

  • Hòa giải dưới sự điều hành của hòa giải viên, các bên tự đưa ra giải pháp.

  • Trọng tài do các bên lựa chọn. Giảm cơ hội thương lượng, đàm phán, tự quyết định.

  • Tòa án do luật định, có thể bị kéo dài, ít có cơ hội đàm phán, tự quyết định.

Ngoài ra, một phương thức đang được các nhà thầu, Chủ đầu tư quan tâm là Ban xử lý tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp bằng Ban xử lý tranh chấp có nhiều ưu điểm, hứa hẹn sẽ là xu thế chung trong tương lai:

  • Thời điểm bổ nhiệm là ngay khi ký hợp đồng hoặc ngay khi phát sinh tranh chấp.

  • Chi phí ít tốn kém

  • Giá trị pháp lý: quyết định của Ban xử lý tranh chấp chưa chắc chắn có giá trị pháp lý trừ khi nó biến thành ý chí của các bên.

  • Hiệu quả cao vì các thành viên Ban xử lý tranh chấp có kinh nghiệm, được tiếp cận tranh chấp ngay khi mới phát sinh và xử lý nhanh chóng.

  • toán theo chu kì và sự vụ.

  • Thủ tục linh hoạt.

3. Tranh chấp về EOTs

Tầm quan trọng của EOTs

Vấn đề EOTs quyết định nhiều vấn đề pháp lý quan trọng, nó xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu đối với:

  • Những thiệt hại do trễ hạn;

  • Những khoản phạt;

  • Việc kéo dài gia hạn thời gian

  • Việc thanh toán các chi phí kéo dài;

  • Chi phí trượt giá;

  • Việc chấm dứt hợp đồng;

  • Việc cấn trừ vào giá hợp đồng.

Cơ sở để xác định EOTs

  • Niên biểu sự kiện: liệt kê các sự kiện quan trọng liên quan đến hợp đồng, các sự kiện quan trọng liên quan đến EOTs.

  • Cơ sở của hợp đồng: các quy định của hợp đồng cho phép gia hạn.

  • Tiến độ thi công được duyệt: mô tả về tiến độ thi công được phê duyệt làm căn cứ triển khai. Mô tả về mốc tiến độ nằm trên đường găng.

  • Mô tả sự kiện: mô tả về việc phát sinh, diễn tiến/ kéo dài và chấm dứt sự kiện gây ra trễ hạn.

  • Thông báo khiếu nại EOTs: cơ sở, thời điểm gửi thông báo.

  • Nỗ lực của nhà thầu: hạn chế ảnh hưởng của sự kiện gây ra trễ hạn.

  • Sử dụng thời gian dự phòng: chứng minh những khoản thời gian dự phòng đã được sử dụng hết.

  • Trễ hạn đồng thời: sự trễ hạn do nhà thầu gây ra. Thời gian trễ hạn trùng lặp.

  • Phương pháp chứng minh: dựa trên đường găng.

  • Các bằng chứng: nhật ký thi công. Hình ảnh công trình. Biên bản hợp. Biểu đồ, báo cáo nhận lực.

  • Kiến nghị của Nhà thầu: nêu rõ khoảng thời gian mà Nhà thầu cần được gia hạn.

  • Bảo lưu các quyền: trình nộp thêm các giải trình, hoặc sửa đổi để bổ sung chi phí.

4. Lưu ý

Lưu ý chung

  • Các tranh chấp hợp đồng xây dựng yêu cầu rất phức tạp. Do đó để giải quyết cần có sự hỗ trợ của nhiều bên và từ nhiều nguồn khác nhau.

  • Nên cố gắng lưu trữ hồ sơ, tài liệu càng rõ ràng bao nhiêu thì cơ sở chứng cứ sẽ thuyết phục bấy nhiêu.

  • Trong một tranh chấp xây dựng, sẽ không trường hợp nào một bên chỉ đúng và một bên chỉ sai.

  • Khi lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp thì cơ quan giải quyếtchi phí là hai yếu tố quan trọng nhất.

Lưu ý cụ thể

Đối với Chủ đầu tư

  • Chậm bàn giao mặt bằng, chậm cung cấp bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật là các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trễ hạn và gây ra tranh chấp với Nhà thầu.

  • Cần phản hồi kịp thời các yêu cầu của Nhà thầu

  • Không lạm dụng các kỹ thuật khác nhau để trì hoãn thanh toán cho Nhà thầu.

  • Lựa chọn Quản lý Dự án có đủ năng lực để hỗ trợ việc triển khai dự án.

Đối với Nhà thầu

  • Cần đệ trình các Khiếu nại/Thông báo trong  giới hạn thời gian quy định. Nếu không có thể dẫn tới việc mất quyền yêu cầu.

  • Giữ thái độ hợp tác với nhận sự của Chủ đầu tư nhưng không vì vậy mà từ bỏ hoặc dẫn tới việc mất quyền Khiếu nại/Thông báo.

  • Thủ tục tạm ngưng, kéo dài thời gian thực hiện công việc cần được thực hiện chặt chẽ, phù hợp với quy định của hợp đồng.

  • Quy định về phát sinh, điều chỉnh cần được làm rõ trước khi ký kết bất kì hợp đồng nào.

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *