Định nghĩa
Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn bản chất là hợp đồng ủy quyền đây là mẫu hợp đồng dân sự thông dụng. Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Cho vay lại vốn vay hay còn được gọi là vốn vay ODA. Căn cứ theo Điều 1, khoản 19 Điều 3 nghị định 144/2021/NĐ-CP, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội.
Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc rõ ràng liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điệu kiện ràng buộc.
Cho vay lại là việc Chính phủ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. Đây là phương thức hỗ trợ vốn của Chính phủ cho các đối tượng được vay lại để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
Đối tượng cho vay lại vốn vay ( căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật quản lý nợ công năm 2017)
-
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
-
Đơn vị sự nghiêp công lập
-
Doanh nghiệp
Hình thức của hợp đồng cho vay lại vốn
Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn phải được lập thành văn bản phải thực hiện công chứng, chứng thực bởi nhà nước hoặc Ủy ban nhân nhân cấp có thẩm quyền.
Thời hạn thực hiện ủy quyền
Thời hạn thực hiện ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Trường hợp nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. (Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015).
Bên nhận ủy quyền có thể uỷ quyền lại cho người khác
Cụ thể, bên nhận ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong 02 trường hợp sau:
– Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
– Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Trong đó:
+ Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
+ Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
(Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015).
Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
Bên ủy quyền
-
Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;
-
Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý;
-
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
Bên được ủy quyền
-
Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có;
-
Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý.
Liên hệ và đóng góp ý kiến
Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84) 28-6276 9900
Hot line: (84) 916-545-618
Email: hotro@hopdongmau.net
Phụ trách:
Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên
Điện thoại: (84) 919 639 093
Email:
Hoặc
Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự
Điện thoại: (84) 935 874 284
Email: uyen.ngo@cnccounsel.com