Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật[1].

Quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản phát sinh trong quan hệ sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất là một giao dịch dân sự cơ bản được thực hiện bởi người sử dụng đất khi chủ thể này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải người sử dụng đất nào cũng có được quyền sử dụng đất.

Sau đây, Hợp Đồng Mẫu xin cung cấp một số thông tin cần thiết về các kỹ thuật soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để các bên khi tham gia vào giao dịch liên quan đến hợp đồng này có cái nhìn rõ hơn.

Định nghĩa hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chuyển quyền sử dụng đất là một quyền rất cơ bản của người sử dụng đất[2]. Theo đó, chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất[3]. Mặt khác, chuyển quyền sử dụng đất là một loại giao dịch dân sự đặc thù, có điều kiện.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai, bên nhận chuyển nhượng thực hiện quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Đặc điểm của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực[4]. Tính chất phức tạp của hợp đồng này xuất phát từ vấn đề đất là loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu của toàn dân. Do đó, khi các bên tham gia vào giao dịch chuyển nhượng cần phải thực hiện công chứng chứng thực. Vì đây là cơ sở pháp lý để xác lập quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đồng thời cũng là căn cứ để giải quyết khi các bên có tranh chấp.

Thứ hai, về chủ thể.

Các bên tham gia vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất (gọi là bên chuyển nhượng) và bên được chuyển nhượng quyền sử dụng đất (gọi là bên nhận chuyển nhượng).

Theo đó, bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bên có quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao và công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng được thể hiện thông qua việc bên chuyển nhượng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có liên quan đến nhiều lĩnh vực như dân sự, kinh doanh thương mại, quản lý đất đai nên được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được điều chỉnh bởi một số các văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Thương mại 2005, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014.

Một số văn bản pháp luật điều chỉnh Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một số văn bản pháp luật điều chỉnh Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một số lưu ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thứ nhất, điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất[5]

Như đã đề cập ở trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có đối tượng là quyền sử dụng đất. Do đó, trong quá trình thực hiện chuyển nhượng người sử dụng đất cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

 

Các điều kiện mà người sử dụng đất cần đảm bảo khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Ngoài một số các điều kiện nêu trên, người sử dụng đất khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện được quy định tại các Điều 189 và Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê của Luật Đất Đai.

Thứ hai, về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính[6]. Như vậy, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

 

Những nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải bao gồm một số nội dung chính được đề cập sau đây:

Thông tin của các bên tham gia giao dịch:

  • Họ, tên, số CMND/CCCD, nơi cấp, ngày cấp, số điện thoại liên lạc và một số thông tin cá nhân cần thiết khác.
  • Nếu bên nhận chuyển nhượng đã có vợ hoặc chồng và đất chuyển nhượng thuộc quyền sử dụng chung của vợ chồng thì cần ghi nhận đầy đủ thông tin và chữ ký của hai vợ chồng.
  • Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là đồng sở hữu (quyền sử dụng thuộc chung của nhiều người) thì phần bên chuyển nhượng cũng cần phải đề cập đầy đủ thông tin của các đồng sở hữu.

Thông tin về quyền sử dụng đất được chuyển nhượng

  • Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất.
  • Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng, thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng.
  • Các thông tin khác có liên quan đến quyền sử dụng đất được chuyển nhượng.

Giá cả và phương thức thanh toán

  • Giá chuyển nhượng.
  • Phương thức, thời hạn thanh toán (cọc, trả một lần hay nhiều lần, bằng đồng tiền Việt Nam hay bằng vàng, chuyển khoản hay tiền mặt).

Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Cam đoan và Đảm bảo

Chấm dứt hợp đồng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Trao đổi

Điều khoản chung

  • Pháp luật điều chỉnh hợp đồng.
  • Ngôn ngữ hợp đồng.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.
  • Hiệu lực của hợp đồng.

Chữ ký

Phụ lục (nếu có)

[1] Căn cứ theo Điều 54.1 Hiến pháp 2013

[2] Căn cứ theo Điều 5 Luật Đất đai 2013

[3] Căn cứ theo Điều 3.10 Luật Đất đai 2013

[4] Căn cứ theo Điều 167(3)(a) Luật Đất đai 2013

[5] Căn cứ theo Điều 188 Luật Đất đai 2013

[6] Căn cứ theo Điều 188.3 Luật Đất đai

 

Tham khảo một số bài viết khác:

 

Sau khi tham khảo bài viết của Hợp Đồng Mẫu nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin được đề cập dưới đây để được tư vấn chi tiết.

Thông tin liên hệ

Hopdongmau.net nhận cung cấp các mẫu hợp đồng, biểu mẫu theo từng doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc theo yêu cầu.

Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào về mẫu hợp đồng lao động vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Email: hotro@hopdongmau.net

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Hotline: 0916 545 618 (Luật sư Lê Thế Hùng)

Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, TP.Thủ Đức,

Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Website: CNC COUNSEL

 Phụ trách

Bùi Thị Minh Phương | Trợ lí 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *