Hợp đồng hợp tác kinh doanh – Điều cần biết

Hợp tác kinh doanh được xem như một phương thức hiệu quả để hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế vì đồng thời đem lại lợi ích cho các bên. Việc hợp tác kinh doanh này không thể thiếu hợp đồng làm căn cứ pháp lý. Cùng theo dõi bài viết “Hợp đồng hợp tác kinh doanh – Điều cần biết” dưới đây để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này nhé!

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là thỏa thuận giữa các bên. Các chủ thể tham gia hợp đồng này cùng góp công sức, tiền bạc để cùng sản xuất, đầu tư hiệu quả hơn nhằm cùng hưởng lợi, chia sê rủi ro kinh doanh, không cần phải lập pháp nhân kinh tế mới.

Định nghĩa của hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 Luật đầu tư 2020

Ưu và nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Ưu điểm

  • Không mất thời gian thành lập pháp nhân mới, cũng không cần phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mới. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các nhà đầu tư.

  • Các bên tham gia hợp đồng cùng chia sẻ lợi ích và nghĩa vụ, rủi ro trong kinh doanh một cách linh hoạt.

  • Các bên có thể tận dụng các thế mạnh về chuyên môn, tiềm lực của bản thân để việc hợp tác thêm tốt hơn.

  • Một điều nữa là khi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, sự bình đẳng giữa các bên được tôn trọng, vì các bên vẫn giữ tư cách pháp nhận độc lập của mình với tư cách là một bên tham gia hợp tác.

Nhược điểm

  • Hợp đồng hợp tác sẽ không có con dấu chung, không có người đại diện pháp luật,… Do đó sẽ khó khăn khi ký kết hợp đồng với bên thứ 3.

  • Khó tách bạch trong quản lý, truy thu nghĩa vụ thuế.

  • Trong trường hợp không tìm hiểu kĩ về năng lực tài chính, thương mại, kỹ thuật của nhau, khi có mâu thuẫn, tranh chấp hợp đồng dễ bị tạm dừng hoặc đình chỉ thực hiện.

  • Hợp đồng hợp tác này không phù hợp đối với những dự án có thời gian tương đối dài, đòi hỏi việc huy động vốn, quản lý kinh doanh chặt chẽ.

  • Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo Điều 27 Luật Đầu tư 2020, Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được lập thành văn bản vì:

  • Hợp đồng này có sự đóng góp tài sản, công sứ của nhiều chủ thể.

  • Thời hạn tương đối dài, theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.

  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự thay đổi chủ thể.

  • Làm căn cứ cho những tranh chấp phát sinh sau này.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh: ghi rõ các thông tin về thân nhân, địa chỉ liên lạc

  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh

  • Đóng góp của các bên tham gia

  • Ban điều hành

  • Phân chia lợi nhuận của các bên

  • Xử lý lỗ từ việc hợp tác kinh doanh

  • Tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng hợp tác

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

  • Chuyển nhượng hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • Rút khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • Điều khoản về gia nhập hợp đồng

  • Chấm dứt hợp đồng hợp tác

  • Các điều khoản khác của hợp đồng

Những khó khăn thường gặp khi soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Khó có thể lường trước được những rủi ro phát sinh.

Chưa nắm được các quy định của pháp luật và những điều khoản cần phải có.

Lựa chọn hình thức của hợp đồng để hợp đồng có hiệu lực pháp lý.

Đóng góp tài sản ra sao?

Phân chia lợi nhuận như thế nào là có lợi.

Nghĩa vụ của các bên nên thỏa thuận như thế nào mới công bằng?

Việc xử lý tranh chấp liên quan đến hợp đồng như thế nào?

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *