Hợp Đồng Nguyên Tắc Và Các Vấn Đề Liên Quan

Ngày nay, Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, nhưng không cố định trong bất kỳ lĩnh vực nào. Hợp đồng này chính là một quy tắc thực nghiệm chi phối các mối quan hệ giữa các bên và nó thường chỉ là những thỏa thuận dành cho hành vi của các bên.

Hợp đồng này được xem là một trong những loại giấy tờ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về loại Hợp đồng này để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn.

Như thế nào là Hợp đồng nguyên tắc?

Hợp đồng nguyên tắc là văn bản thỏa thuận giữa các bên khi mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, mang tính chất định hướng và là cơ sở để ký kết Hợp đồng kinh tế chính thức. Về bản chất, Hợp đồng này không chỉ là một thỏa thuận mà còn là cơ sở để chuyển nhượng và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy, Hợp đồng này còn được gọi với một tên gọi khác là Thỏa thuận nguyên tắc.

Theo đó, sau khi kết thúc việc ký Hợp đồng này các bên ký kết một số Hợp đồng hoặc Phụ lục Hợp đồng mà trong đó nội dung có thể là những vấn đề như: giá cả, danh sách hàng hóa/dịch vụ, khối lượng, số lượng… mà không thể hiện các quyền và nghĩa vụ các bên, hoặc theo các điều khoản giải quyết tranh chấp…

Hợp đồng nguyên tắc được sử dụng khi nào?

Hợp đồng này thường được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Khi các bên đã tìm thấy được thỏa thuận chung nhưng hàng hóa/dịch vụ chưa được xác định hoặc các bên không muốn cụ thể hóa hàng hóa/ dịch vụ trong Hợp đồng;

  • Khi các bên đã xác định ý định ký kết các thỏa thuận đó trong một thời gian nhất định mà không muốn ký nhiều Hợp đồng nhỏ.

Mặc dù chỉ bao gồm các nguyên tắc cơ bản nhưng bản chất của Hợp đồng nguyên tắc cũng vẫn là Hợp đồng, cần phải tôn trọng các điều kiện của Hợp đồng dân sự nói riêng và giao dịch dân sự nói chung. Bên cạnh vấn đề này, Hợp động này cũng được điều chỉnh bởi các quy tắc pháp lý chuyên ngành tùy thuộc vào lĩnh vực tiến hành ký kết Hợp đồng.

Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực, pháp luật chuyên ngành yêu cầu tên của các Hợp đồng phải được thể hiện rõ cũng như hướng tới nội dung của thỏa thuận. Các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay cần phải hết sức lưu ý và áp dụng những thay đổi này để tránh sai sót trong việc viết tài liệu, ảnh hưởng đến quá trình quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá trị mà Thỏa thuận nguyên tắc mang lại

Trong giai đoạn tiến hành đàm phán một Hợp đồng chính thức thì chữ ký của các bên trong Hợp đồng nguyên tắc luôn được định hướng một cách rõ ràng, các chi tiết khác sẽ được các bên thỏa thuận sau.

Do đó, thông qua Thỏa thuận nguyên tắc này mà các bên có thể dựa vào đó để tiến hành ký kết các Hợp đồng kinh tế chính thức hay cũng có thể thêm phần Phụ lục vào Thỏa thuận một cách dễ dàng.

Khi ký kết Thỏa thuận nguyên tắc sẽ có tác dụng thay thế chức năng của bản Hợp đồng chính thức nếu như hai (02) bên không có một chỉ định khối lượng hàng hóa/ dịch vụ trao đổi một cách cụ thể, rõ ràng hoặc giúp các bên có thể ký kết Hợp đồng trong một khoảng thời gian cố định mà không phải ký kết quá nhiều Hợp đồng khác.

Theo đó, trong thời gian đàm phán Hợp đồng chính thức nếu có tranh chấp xảy ra các bên có thể dựa trên các thỏa thuận trước đó trong Thỏa thuận nguyên tắc ban đầu để giải quyết các vấn đề không được thỏa thuận trong Hợp đồng chính thức. Và quan trọng là một Hợp đồng thông thường chỉ giải quyết các vấn đề chung, do đó trong trường hợp có tranh chấp sẽ rất khó để giải quyết chúng, đặc biệt là khi các bên không tôn trọng quyền và nghĩa vụ của nhau.

Nội dung chính của Thỏa thuận nguyên tắc

Nội dung của Thỏa thuận nguyên tắc được xây dựng dựa trên các thỏa thuận của mỗi bên khi  mỗi giao dịch diễn ra, nó chỉ đưa ra được những quy định chung chung hay chỉ đề cập đến một số nội dung liên quan đến hàng hóa/dịch vụ cụ thể nào đó.  Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì nội dung của Thỏa thuận này cũng phải đáp đầy đủ các điều kiện, điều khoản tương tự như một bản Hợp đồng chính thức.

Một số điều kiện, điều khoản cơ bản nhất định phải có trong Hợp đồng nguyên tắc bao gồm:

  1. Điều khoản định nghĩa;

  2. Đối tượng của Hợp đồng;

  3. Giá trị Hợp đồng và phương thức thanh toán;

  4. Thời gian, địa điểm và phương thức thực hiện;

  5. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

  6. Phạt vi phạm Hợp đồng;

  7. Bảo hành (nếu có);

  8. Điều khoản chung.

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *