Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn

Trong quá trình xác lập cũng như thực hiện hợp đồng, hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu. Một trong những nguyên nhân làm hợp đồng vô hiệu đó là do sự nhầm lẫn. Chủ thể của hợp đồng đã nhận thức sai, hiểu nhầm về đối tượng, nội dung,… dẫn tới mục đích của hợp đồng không chính xác. Cùng tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn qua bài viết sau nhé!

 

Hợp đồng là gì?

Bạn có thể xem thêm tại đây

 

Hợp đồng vô hiệu là gì?

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về định nghĩa của hợp đồng vô hiệu. uy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.

Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định. Do vậy, giao dịch dân sự vô hiệu khi không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015, cụ thể:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định;

  • Các trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

 

Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn

Nhầm lẫn là điều kiện để hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn phần hoặc không bị vô hiệu tùy vào tuyên bố của Tòa án.

Căn cứ theo Điều 126 BLDS 2015 “Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được”.Như vậy, nhầm lẫn trong giao dịch dân sự là trong quá trình xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Theo quy định nói trên của BLDS 2015 thì nhầm lẫn là điều kiện cần, không đạt được mục đích của giao dịch là điều kiện đủ để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Một câu hỏi đặt ra là, có phải trong mọi trường hợp, khi một hoặc các bên của giao dịch không đạt được mục đích của giao dịch thì đều có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và không có ngoại lệ? Trên thực tế, nhầm lẫn do bên bị nhầm lẫn không biết và không buộc phải biết rằng, họ bị nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng và hậu quả là họ không đạt được mục đích của hợp đồng. Sự nhầm lẫn này có thể xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh hoặc khả năng nhận thức của bên bị nhầm lẫn.

Trường hợp khác bên bị nhầm lẫn biết hoặc buộc phải biết rằng, họ bị nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này bên bị nhầm lẫn mặc dù không biết nhưng xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể họ buộc phải biết về khả năng họ bị nhầm lẫn nhưng đã không có những hành vi, biên pháp để khắc phục (trong những tình huống này những người bình thường khác sẽ không ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch). Trong trường hợp này mặc dù không đạt được mục đích của hợp đồng nhưng bên bị nhầm lẫn không có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Điều này được lý giải rằng, bên bị nhầm lẫn theo nguyên tắc buộc phải nhận thức được hậu quả của hành vi.

 

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Khi hợp đồng vô hiệu, quyền và nghĩa vụ không phát sinh, thay đổi hay chấm dứt nên sẽ không làm phát sinh lợi ích mà các bên mong muốn.

Khi hợp đồng vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên có thể hoàn trả bằng giá trị (tiền). Việc hoàn trả bằng giá trị tài sản được áp dụng khi tài sản đó không còn giữ được tình trạng như ban đầu hay đối với đối tượng hợp đồng là một công việc nhất định đã được thực hiện.

Khi hợp đồng vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên có thể hoàn trả bằng giá trị (tiền). Việc hoàn trả bằng giá trị tài sản được áp dụng khi tài sản đó không còn giữ được tình trạng như ban đầu hay đối với đối tượng hợp đồng là một công việc nhất định đã được thực hiện.

Hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra cả trong trường hợp mức độ lỗi của hai bên là tương đương nhau. Do đó, Tòa án phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

 

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

Thông tin liên hệ

Hopdongmau.net nhận cung cấp các mẫu hợp đồng, biểu mẫu theo từng doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc theo yêu cầu.

Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào về mẫu hợp đồng lao động vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

Email: hotro@hopdongmau.net

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Hotline: 0916 545 618 (Luật sư Lê Thế Hùng)

Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, TP.Thủ Đức,

Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Website: CNC COUNSEL

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email: ngan.nguyen@cnccounsel.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *