Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh

Hợp đồng góp vốn đầu tư là gì?

Hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa các bên giao kết hợp đồng, đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức để thỏa thuận về việc cùng thực hiện việc góp vốn cho một dự án kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận và phân chia khoản lợi nhuận đó. Vốn góp ở đây có thể là vật chất, tài sản, tiền hoặc giấy tờ có giá và quyền tài sản như: quyền sử dụng đất, nhà đất, nhà ở, bất động sản liên quan….

 

Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh

Hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh còn dùng để ghi chép về việc thỏa thuận góp vốn kinh doanh giữa các thành viên trong hội đồng quản trị. Thường sẽ sử dụng mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh. Và mẫu hợp đồng phải nêu rõ thời gian, địa điểm lập biên bản, người tham gia cuộc họp, mục đích tham dự cuộc họp, mục đích góp vốn, thời hạn vốn, và số vốn góp là bao nhiêu….. Tất cả sẽ được nêu rõ trong bản mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh.

Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh

Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh mới nhất hiện nay

Sau đây mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh của hopdongmau.net 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*****

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN ĐẦU TƯ

  • Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của các bên.

Hôm nay, ngày…tháng…năm .., tại địa chỉ :………………… …

BÊN GÓP VỐN: (Sau đây gọi tắt là “Bên A”)

Họ và tên:…

Sinh năm: ……………………………………

CMND số: … cấp ngày …/…/… tại ………………… HKTT:…………………………………………………………..

BÊN NHẬN GÓP VỐN: (Sau đây gọi tắt là “Bên B”)

Họ và tên:…

Sinh năm: ……………………………………

CMND số: … cấp ngày …/…/… tại ………………… HKTT:……………………………………………………………

Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất và đồng ý ký kết Hợp đồng góp vốn với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

Bên B đồng ý góp vốn cùng Bên A để:…………….

ĐIỀU 2: TỔNG GIÁ TRỊ VỐN GÓP VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN

2.1 Tổng giá trị vốn góp:

Tổng giá trị vốn góp Bên A và Bên B góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là: ……………VNĐ (Bằng chữ: …).

Nay hai bên cùng thống nhất mỗi bên sẽ góp số tiền là:

– Bên A:…………….. VNĐ (Bằng chữ: …) tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

– Bên B:… …………..VNĐ (Bằng chữ: …) tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

(Nếu là tài sản khác ngoài tiền mặt cũng ghi vào, quy đổi ra giá trị tiền mặt và tương đương bao nhiêu % tổng giá trị vốn góp là thuận lợi nhất về sau)

2.2 Phương thức góp vốn: Chuyển khoản/tiền mặt bằng đồng Việt Nam.

2.3 Thời hạn góp vốn: Hai bên thống nhất góp vốn số vốn nêu tại điểm 2.1 Điều này trong thời hạn … ngày/tháng/năm (có thể chia ra từng giai đoạn nếu cần thiết). Thời gian gia hạn không quá … ngày/tháng.

ĐIỀU 3: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ

Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi đã trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

Lợi nhuận sẽ được phân chia theo tỷ lệ sau:

– Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

– Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

Lợi nhuận sẽ được chia khi đã trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên sẽ có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1 Quyền của Bên A:

– Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này;

– Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ;

– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình;

– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.

4.2 Nghĩa vụ của Bên A:

– Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn;

– Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng;

– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1 Quyền của Bên B:

– Yêu cầu bên A cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ;

– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình;

– Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định;

– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không thanh toán lợi nhuận cho mình và cùng chịu rủi ro với mình hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều  4.2. Trong trường hợp này, Bên A phải thanh toán lại toàn bộ giá trị vốn góp cho Bên B.

5.2 Nghĩa vụ của Bên B:

– Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;

– Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu;

– Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này;

– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định;

– Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những thỏa thuận tại Hợp đồng góp vốn như sau.

– Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của hợp đồng.

– Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

– Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

– Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

– Trong quá trình thực hiện công việc thỏa thuận trong văn bản nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

– Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.

ĐIỀU 7: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản và có giá trị pháp lý như nhau. Các bên đã đọc kỹ, hiểu rõ nội dung Hợp đồng và đồng ý ký tên.

BÊN A(Ký và ghi rõ họ tên) BÊN B(Ký và ghi rõ họ tên)

Thông tin liên hệ

Hopdongmau.net nhận cung cấp các mẫu hợp đồng, biểu mẫu theo từng doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc theo yêu cầu. Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào về mẫu hợp đồng lao động vui lòng liên hệ với Luật sư: Lê Thế Hùng (0916545618). Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Hot line: (84) 916-545-618

Email: hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Website:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *