Hợp đồng phân phối được sử dụng phổ biến hiện nay bởi việc bán hàng hóa cho các nhà phân phối là một trong những phương pháp phổ biến mà nhiều nhà sản xuất hàng hóa thực hiện. Phương pháp này không những đảm bảo được đầu ra của các nhà sản xuất mà còn giúp hàng hóa của nhà cung cấp có thể có mặt tại nhiều khu vực hơn. Để đảm bảo một việc cung cấp – phân phối hàng hóa được diễn ra thuận lợi, một hợp đồng phân phối hàng hóa quy định đầy đủ các vấn đề liên quan là một yếu tố không thể thiếu.
Hợp đồng phân phối là gì?
Hợp đồng phân phối
Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể đối với thuật ngữ “hợp đồng phân phối”, nhưng pháp luật hiện hành có quy định riêng về các thuật ngữ cấu thành nên hai thuật ngữ này. Theo đó, tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự, “hợp đồng” được định nghĩa là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” và tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, phân phối được định nghĩa là “các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại”.
Từ hai định nghĩa trên, định nghĩa của “hợp đồng phân phối” sẽ là thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên, định nghĩa trên không phản ánh đúng và đầy đủ một hợp đồng phân phối, cụ thể, định nghĩa trên không đề cập đến những chủ thể sẽ tham gia hợp đồng phân phối và nếu dựa trên định nghĩa trên, việc bán lẻ cho người tiêu dùng cũng sẽ được xem là hợp đồng phân phối. Nhưng trên thực tế lẫn theo pháp luật, việc bán lẻ lại cho người tiêu dùng sẽ được xem là hợp đồng mua bán và không phải là “hợp đồng phân phối”.
Trên thực tế, việc ký kết hợp đồng phân phối thường sẽ được xảy ra giữa hai bên là nhà sản xuất hàng hóa và nhà phân phối, trong đó, nhà sản xuất sẽ là bên tạo ra hàng hóa và nhà phân phối sẽ là bên mua lại hàng hóa từ nhà sản xuất để thực hiện việc bán lại cho các chủ thể khác.
Ngoài ra, một tính chất khác của hợp đồng mua phân phối là việc các bên dự định sẽ thực hiện việc mua bán hàng hóa nhiều lần và nội dung về loại hàng hóa và số lượng, đơn giá có thể sẽ có sự khác nhau đối với mỗi lần giao dịch. Do đó, hợp đồng phân phối thường chỉ nêu đến những nguyên tắc, thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giao dịch và một thuật ngữ được sử dụng thông thường cho loại hợp đồng này là “thỏa thuận nguyên tắc” hoặc “hợp đồng nguyên tắc”
Do đó, chúng ta có thể hiểu rằng hợp đồng phân phối là một hợp đồng nguyên tắc, được tham gia bởi hai bên là nhà sản xuất hàng hóa (hay còn được gọi là nhà cung cấp) và nhà phân phối hàng hóa. Trong đó, nhà cung cấp hàng hóa sẽ cung cấp hàng hóa theo yêu cầu của nhà phân phối và nhà phân phối sẽ đảm bảo việc mua hàng hóa từ nhà cung cấp được đặt ra trong hợp đồng.
Nội dung của Hợp đồng phân phối
Hợp đồng phân phối sẽ có các nội dung như sau:
- Các bên trong hợp đồng
- Nội dung bổ nhiệm
- Thời hạn hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản được phân phối
- Bảo mật thông tin
- Quy định về việc giao hàng
- Quy định về hóa đơn
- Quy định về phương thức thanh toán
- Quy định về chấm dứt hợp đồng
- Quy định về giải quyết tranh chấp
- Quy định về luật điều chỉnh
Những lưu ý khi soạn thảo/ký kết Hợp đồng phân phối
Người ký kết/soạn thảo hợp đồng phân phối khi ký kết/soạn thảo loại hợp đồng này cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:
- Bên phân phối chỉ đơn thuần là người mua lại hàng hóa từ người cung cấp và thực hiện việc bán lại hàng hóa cho các chủ thể khác, do đó, các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa được bán hoàn toàn thuộc về nhà cung cấp.
- Việc quy định về các điều khoản khác như chỉ tiêu, hoa hồng, kho bãi, mức tồn kho, quyền kiểm soát của các bên,.. đều hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia Hợp Đồng và không phải là các điều khoản bắt buộc trong một hợp đồng phân phối.
- Quy định về việc xuất hóa đơn VAT xác định rõ thời điểm bên cung cấp cần phải xuất hóa đơn.
Thông tin liên hệ
Hopdongmau.net nhận cung cấp các mẫu hợp đồng, biểu mẫu theo từng doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc theo yêu cầu.
Ngoài cung cấp các mẫu hợp đồng, biểu mẫu, hopdongmau.net còn hỗ trợ Qúy khách hàng về việc rà soát hợp đồng, tư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào về các loại hợp đồng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
Email: hotro@hopdongmau.net
Điện thoại: (84) 28-6276 9900
Hotline: 0916 545 618 (Luật sư Lê Thế Hùng)
Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức,
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84) 28-6276 9900
Phụ trách
Huỳnh Lê Thảo Trang | Trợ lý Luật sư