Phát sinh và điều chỉnh theo Hợp đồng FIDIC 1999

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng xây dựng, phát sinh tồn tại như một lẽ tất yếu, bởi các bên không thể dự phòng được tất cả trường hợp có thể xảy ra. Phát sinh có thể đến từ nhiều hướng, có thể khách quan hay chủ quan và phần lớn thường xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Vậy vấn đề về phát sinh được quy định như thế nào trong Hợp đồng FIDIC 1999, tất cả sẽ được làm rõ qua bài viết sau.

Định nghĩa

Phát sinh là bất kì sự thay đổi nào liên quan đến Công việc mà những thay đổi này chỉ định hoặc chấp thuận như một Phát sinh. Về thời điểm phát sinh, theo khoản 13.1, phát sinh có thể diễn ra vào bất kì thời điểm nào nhưng phải trước khi cấp Biên Bản Bàn Giao bằng cách chỉ định hoặc yêu cầu Nhà thầu đề xuất phát sinh. Ngoài ra, một dạng Phát sinh đặc biệt tồn tại trong Hợp đồng FIDIC do Nhà thầu đệ trình theo khoản 13.2 – Value Engineering (VE). Tuy không được định nghĩa cụ thể nhưng VE có thể được hiểu là bất kì thay đổi nào mà có lợi cho Chủ đầu tư hoặc cho Công việc do Nhà thầu đệ trình bao gồm:

  • Việc đẩy nhanh tiến độ tiến độ hoàn thành
  • Việc giảm chi phí cho Chủ đầu tư (chi phí thi công, vận hành hay bảo hành)
  • Việc nâng cao hiệu suất công việc; hoặc
  • Cách khác mà có thể mang lại lợi ích cho Chủ đầu tư 

Câu hỏi đặt ra: Tại sao Phát Sinh phải được tiến hành trước khi cấp Biên Bản Bàn Giao? Lý do là bởi khi cấp Biên Bản Bàn Giao mà Phát Sinh xảy ra, việc đệ trình các “evidence” (đệ trình chi tiết về giá, thời gian thi công,…) bị trì hoãn. Điều này gây khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ cho các bên và sau đó, các bên phải thực hiện đánh giá. Ngoài ra, điều này còn ngăn chặn Chủ đầu tư trì hoãn giải phóng khoản tiền bảo lưu. 

Vậy có Phát Sinh diễn ra sau khi cấp Biên Bản Bàn Giao hay không? Câu trả lời là có. Đây là những công việc sửa chữa sai sót trong quá trình thực hiện Hợp đồng nhưng không phải lỗi trong Nhà thầu, khi đó, Nhà tư vấn phải chỉ định Phát Sinh cho Nhà thầu. Theo Hợp đồng FIDIC, tại thời điểm cấp TOC, hợp đồng chưa được xem là kết thúc, công việc vẫn đang được triển khai, vì thế thời gian quyết toán của Hợp đồng FIDIC được dời sang sau thời gian bảo hành.

Các hình thức của Phát Sinh

Căn cứ vào khoản 13.1, Phát Sinh được chia thành các loại sau:

  • Một sự thay đổi về khối lượng của bất kì hạng mục nào
  • Mọi sự thay đổi về chất lượng và đặc tính kỹ thuật khác
  • Mọi sự thay đổi về độ cao, vị trí, kích cỡ
  • Việc cắt bỏ bất kỳ hạng mục nào
  • Việc bổ sung công việc, vật tư, thiết bị hoặc dịch vụ
  • Một sự thay đổi về tiến trình hoặc thời gian thực hiện

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp rơi vào sáu hình thức thức đều được gọi là Phát Sinh. 

Trình tự thủ tục Đề xuất Phát sinh

Bước 1: Tư vấn yêu cầu Nhà thầu trình một đề xuât Phát sinh.

Bước 2: Nhà thầu ngay lập tức:

  • Đệ trình một Đề xuất Phát sinh như yêu cầu của Tư vấn; hoặc

  • Nếu lý do Nhà thầu không thể thực hiện;

Bước 3: Tư vấn ngay lập tức sẽ phản hồi phê duyệt, không phê duyệt hoặc không có ý kiến.

Bước 4: Tư vấn sẽ ra chỉ thị phát sinh

Bước 5: Nhà thầu triển khai phát sinh

Bước 6: Phát sinh sẽ được đánh giá theo Điều 12

Cơ sở Đánh giá Phát Sinh

Việc Đánh giá Phát Sinh được quy định tại Điều 12 với ba cơ sở:

Cơ sở 1: Nhà tư vấn phê duyệt Chỉ thị

Cơ sở 2: 

  • Có công việc được chỉ định theo Điều 12
  • Không có đơn giá hoặc giá tương ứng cho hạng mục đó trong Hợp đồng; và
  • Không có đơn giá hoặc giá phù hợp vì hạng mục không có cùng đặc tính, hoặc không được triển khai theo cùng điều kiện như bất kì hạng mục nào khác trong hợp động

Cơ sở 3: 

  • Đơn giá hoặc giá cho hạng mục đó có nêu trong hợp đồng
  • Nếu không có hạng mục đó thì áp dụng hạng mục tương tự

Trong quá trình Đánh giá Phát sinh, các bên cần lưu ý mỗi đơn giá hoặc giá mới phát sinh từ bất kỳ đơn giá hoặc giá trong Hợp đồng và có điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, nếu không có đơn giá hoặc giá phù hợp cho việc phát sinh đơn giá hoặc giá mới thì đơn giá sẽ được dựa trên Chi phí phù hợp, có cân nhắc đến các yếu tố khác liên quan. Cho đến khi một đơn giá hoặc giá phù hợp được thống nhất hoặc xác định. Tư vấn sẽ quyết định đơn giá hoặc giá tạm thời để làm cơ sở ban hành Chứng Chỉ Thanh Toán Tạm (IPC).

Kết luận

Thực tiễn hiện nay cho thấy không ít tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng xây dựng xuất phát từ việc bên không nắm rõ bản chất cũng như quy trình liên quan đến Phát Sinh. Bên cạnh đó, việc hiểu biết vấn đề trong Hợp đồng FIDIC giúp Nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án. Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho quý đọc giả những kiến thức cơ bản về vấn đề Phát Sinh trong Hợp đồng FIDIC 1999.

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *