Phạt Vi Phạm Hợp Đồng

1. Phạt vi phạm Hợp đồng và bồi thường ấn định trước

1.1. Khái niệm, đặc điểm của các loại vi phạm

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 422 Bộ Luật Dân Sự 2005 (“Bộ Luật Dân Sự”), thì “phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Theo đó, bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Phạt vi phạm có hai đặc điểm: thực hiện bằng tiền và đặt thêm nghĩa vụ mới cho người có nghĩa vụ.

Tiền phạt sẽ được trả cho bên bị vi phạm. Việc trả tiền phạt là độc lập với việc đòi bồi thường thiệt hại.

Các loại phạt vi phạm gồm có:

a. Phạt vi phạm theo luật: Do pháp luật quy định cả về điều kiện phạt và mức phạt trong một số Hợp đồng nhất định (ví dụ trong Luật Thương mại, mức phạt vi phạm tối đa là 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm);

b. Phạt vi phạm theo hợp đồng: Do các bên quy định cả về điều kiện phạt và mức phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thỏa thuận việc bồi thường mà chỉ thỏa thuận phạt vi phạm thì bên vi phạm chỉ bị buộc phải chịu phạt vi phạm.

Nếu có thỏa thuận vừa phạt vi phạm, vừa bồi thường thì bên vi phạm phải gánh chịu đồng thời cả hai trách nhiệm này.

1.2 Điều kiện áp dụng và mức phạt

Điều kiện về áp dụng mức phạt vi phạm: chỉ áp dụng khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Hành vi vi phạm điều khoản phạt vi phạm là hành vi trái pháp luật và bên vi phạm hợp đồng có lỗi.

Mức phạt vi phạm không căn cứ vào thiệt hại thực tế mà do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

1.3 Khoản tiền bồi thường được ấn định trước cho việc vi phạm hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận trước về khoản tiền phải trả khi không muốn hay không thể thực hiện hợp đồng, thỏa thuận này được định nghĩa bằng nhiều danh từ : Bồi thường thiệt hại được ấn định trước hoặc tiền phạt vi phạm.

Ấn định thiệt hại là thỏa thuận, theo đó nếu một bên không thực hiện sẽ phải thanh toán một khoản tiền cho bên bị thiệt hại như là việc vi phạm hợp đồng. Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu đòi được chi trả số tiền đã được thỏa thuận, bất kỳ thiệt hại thực tế đã xảy ra như thế nào. Bên vi phạm không được quyền viện dẫn rằng bên bị thiệt hại không chịu thiệt hại nào, hoặc chịu một thiệt hại ít hơn so với khoản tiền này.

Khác với phạt vi phạm, số tiền được thỏa thuận chỉ có thể được giảm theo mức độ thiệt hại. Số tiền này cũng không được phép tăng nếu thiệt hại thực tế cao hơn trị giá khoản tiền hai bên đã thỏa thuận.

2. Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm

2.1. Do sự kiện bất khả kháng

Việc không thực hiện của một bên sẽ được miễn trừ trách nhiệm, nếu bên này chứng minh được rằng việc không thực hiện là do những trở ngại ngoài tầm kiểm soát của họ, và những trở ngại dù đã cân nhắc kỹ vẫn không thể lường được vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc các trở ngại này là không thể tránh hoặc vượt qua được.

Sự kiện bất khả kháng không ảnh hường đến quyền chấm dứt Hợp đồng của bên không nhận được việc thực hiện, nếu việc không thực hiện này gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, hệ quả của việc áp dụng điều khoản bất khả kháng là ngay cả khi bên bị thiệt hại yêu cầu chấm dứt hợp đồng, bên không thực hiện cũng không phải bồi thường thiệt hại (được miễn trách nhiệm).

Ngoài trường hợp bất khả kháng, luật của nhiều nước trên thế giới cũng bắt đầu lưu ý một trường hợp không ảnh hưởng nặng như bất khả kháng, song ảnh hưởng đến sự bình đẳng của các bên trong hợp đồng, gọi là tình trạng khó khan của một bên (handship). Điều 6.2.2 Nguyên tắc Hợp đồng Thương Mại Quốc Tế của UNIDROIT định nghĩa hoàn cảnh khó khan là một trường hợp khi các sự kiện xảy ra là làm thay đổi một cách cơ bản sự cân bằng giữa các bên trong Hợp đồng, với điều kiện là các sự kiện đó phải đáp ứng được các yêu cầu đưa ra trong bản Nguyên tắc.

Xét về bản chất, hoàn cảnh khó khan chỉ có thể được coi là chính đáng, khi bên bị khó khan vẫn chưa thực hiện các nghĩa vụ của mình một khi đã thực hiện, họ không còn được dựa vào một sự gia tăng đáng kể trong chi phí của việc thực hiện mà họ nhận, là hậu quả của một sự thay đổi hoàn cảnh khó khan đã diễn ra sau khi họ thực hiện.

Bên bị khó khăn có nghĩa vụ nêu rõ các yêu cầu trong các cuộc thương lượng để bên kia đánh giá tốt hơn, và xem xét yêu cầu thương lượng lại đó có thỏa đáng hay không. Yêu cầu không hoàn chình được coi là yêu cầu đó không được đưa ra kịp thời, trừ khi các yếu tố của hoàn cảnh khó khan được thể hiện quá rõ ràng đến nổi chúng không cần phải được giải thích rõ ràng trong thư yêu cầu thương lượng lại. Ngoài ra yêu cầu thương lượng lại, tự thân nó không cho phép bên bị khó khăn ngừng thực hiện nghĩa vụ nhằm tránh các bên lạm dụng điều khoản này.

2.2. Hoàn toàn do lỗi của bên có quyền (Khoản 3 Điều 302 Bộ Luật Dân Sự).

Bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên có quyền: việc một bên không thể thực hiện toàn bộ hoặc từng phần nghĩa vụ của họ do bên kia đã thực hiện một số việc làm cho nghĩa vụ của bên này không thể tiến hành toàn bộ hay từng phần; hoặc Việc không thực hiện Hợp đồng có thể do một rủi ro đã được thực hiện trong Hợp đồng và có thể hiểu ngầm là: bên viện dẫn việc không thực hiện phải gánh chịu rủi ro.

2.3. Do thỏa thuận: Điều khoản loại trừ trách nhiệm

Các điều khoản miễn trừ trước tiên là các điều khoản giới hạn trực tiếp hoặc miễn trừ trách nhiệm của một bên, khi bên này không thực hiện hợp đồng. Các điều khoản như thế có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: như một khoản tiền cố định về phạt vi phạm, mức bồi thường tối đa, tỷ lệ phần tram của giá trị thiệt hại trong việc bồi thường, giới hạn số tiền đặt cọc được giữ lại).

Điều khoản miễn trừ được phân biệt với điều khoản phạt vi phạm ở chổ nó cho phép một bên rút khỏi Hợp đồng bằng việc thanh toán bồi thường cho bên kia.

Ngoài ra, một điều khoản hợp đống quy định rằng bên không thực hiện phải trả một số tiền cụ thể cho bên thiệt hại đối với việc không thực hiện đó cũng có thể ảnh hưởng đến giới hạn bồi thường cho bên bị thiệt hại và được coi là một điều khoản miễn trừ.
Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 407 Bộ Luật Dân Sự cũng quy định rằng các điều khoản miễn trừ trách nhiệm nếu trong các hợp đồng soạn sẵn có thể bị tuyên là vô hiệu, trừ khi các bên đã đọc, hiểu rõ và thỏa thuận như vậy.

Khác với điều khoản miễn trừ còn có điều khoản giảm trách nhiệm (ấn định mức bồi thường tối đa khi một bên vi phạm) thường dễ được chấp nhận hơn. Khi một bên có ý định chào giá Hợp đồng thấp hơn bên kia, họ có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách giảm trách nhiệm xuống một giới hạn. Nếu bên kia chấp nhận giá thấp , thì cũng phải chấp nhận điều khoản giảm trách nhiệm theo nguyên tắc “tiến nào của nấy”.

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *