Quy định về Nhà thầu phụ trong hợp đồng FIDIC 1999

Trong quan hệ đấu thầu, bên cạnh bên mời thầu, nhà thầu chính thì trong một số trường hợp còn có sự xuất hiện của nhà thầu phụ. Hiện nay, không phủ nhận những giá trị mà nhà thầu phụ mang lại trong quá trình triển khai dự án. Vậy những vấn đề xoay quanh nhà thầu phụ như hợp đồng thầu phụ, phê duyệt nhà thầu phụ, chỉ định nhà thầu phụ,… theo Hợp đồng FIDIC 1999 được quy định như thế nào?

 

Nhà thầu phụ

Trong FIDIC 1999 có hai loại nhà thầu phụ. 

Loại thứ nhất, Nhà thầu phụ được nêu trong hợp đồng hoặc được nhà thầu bổ nhiệm để thực hiện một phần công việc do Nhà thầu giao cho. Ví dụ những dự án đấu thầu, một số hồ sơ thầu có yêu cầu đề xuất nhà thầu phụ hoặc trong hợp đồng sẽ nêu rõ những công việc nào sẽ được giao cho thầu phụ và khi đó sẽ chỉ định gói thầu phụ và giao cho nhà thầu nào đó làm thầu phụ.

Loại thứ hai, Nhà thầu phụ chỉ định đã được nêu trong hợp đồng hoặc do nhà tư vấn chỉ định cho nhà thầu ký hợp đồng. Cách tiếp cận này không khác nhiều so với cách tiếp cận của Việt Nam. 

 

Những đặc điểm cơ bản của Nhà thầu phụ

Nhà thầu phụ thông thường do nhà thầu chọn và bổ nhiệm

Nhà thầu phụ thông thường sẽ do nhà thầu chính chọn, được nêu trong hợp đồng hoặc sau đó nhà thầu chính thực hiện thủ tục tìm kiếm, đưa cho bên thầu phụ thực hiện một phần công việc nào đó (có thể không nêu trong hợp đồng). Tính chủ động của nhà thầu chính tương đối cao, họ sẽ là người trực tiếp thực hiện công việc này và bổ nhiệm nhà thầu phụ vào một thời điểm thích hợp.

Nhà thầu phụ có thể đảm nhận nhiều loại công việc khác nhau

Họ có thể đảm nhận tập hợp phần công việc của hợp đồng. Khi nhà thầu chính có được nền tảng các đơn vị thầu phụ vững chắc, có được số lượng nhà thầu phụ tốt, thì sẽ đủ năng lực để thi công, dễ dàng nâng tầm quản lý của nhà thầu chính. Ở một lĩnh vực nhất định, Nhà thầu chính có thể giảm được các chí phí tài chính của mình. Về mặt chuyên môn kỹ thuật, đơn vị thầu phụ đã chuyên trong một mảng nhất định, giúp nhà thầu chính đảm bảo chất lượng thi công.

Nhà thầu cần có sự phê duyệt của nhà tư vấn ( trừ khi đã có trong hợp đồng hoặc cung cấp vật tư, vật liệu) trước khi giao thầu phụ

Thông thường, khi đưa nhà thầu phụ vào dự án, chúng ta cần có sự chấp nhận của chủ đầu tư hoặc của nhà tư vấn.

Nhà thầu phụ trực tiếp chịu trách nhiệm và chịu sự quản lý trực tiếp của nhà thầu

Điều này là điểm then chốt và dùng để phân biệt nhà thầu chỉ định với những nhà thầu khác. Việc quản lý thi công, báo cáo, sắp xếp các công việc khác trong một gói của nhà thầu chính thì sẽ phải chịu sự quản lý và chịu trách nhiệm trước nhà thầu chính.

 

Hợp đồng thầu phụ: Những giới hạn

Không được giao lại toàn bộ công việc theo Hợp đồng cho Nhà thầu phụ

Khi thực hiện một gói công tác nhất định, chúng ta không giao cho một nhà thầu phụ hoặc nhiều nhà thầu phụ khác nhau đảm nhận công việc minh đã nhận.

Phải bao gồm quyền của chủ đầu tư được nhượng lại những lợi ích của hợp đồng thầu phụ nếu nhà thầu không còn quan hệ hợp đồng với chủ đầu tư

Chúng ta không thể ký hợp đồng thầu phụ khi không nhượng lại lợi ích cho chủ đầu tư trong quan hệ hợp đồng giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư. Cụ thể khi nhà thầu chính và chủ đầu tư ký kết hợp đồng, nhà thầu có nghĩa vụ triển khai thực hiện một số công việc nhất định. 

Tại Việt Nam, có nhiều vấn đề pháp lý đặt ra ở đây. Chẳng hạn không được nhượng quá 30% phần công việc còn lại sau khi đã giao cho nhà thầu phụ. Khi một nhà thầu chính đã giao nhà thầu phụ, nhà thầu phụ ấy có được giao lại phần công việc ấy cho đơn vị khác hay không? Luật đấu thầu và Luật xây dựng vẫn còn nhiều tình huống khác ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn, triển khai các hợp đồng thầu phụ.

Như vậy, sự giới hạn cho các hợp đồng thầu phụ tại Việt Nam sẽ phức tạp hơn, đa dạng hơn, có thể làm mất đi tính linh hoạt trong việc quán triệt triển khai hợp đồng, ít dành sự tôn trọng cho các bên miễn sao nhà thầu có thể hoàn thành công việc, còn việc quản lý nhà thầu phụ đó là trách nhiệm của nhà thầu.

 

Khác biệt giữa Giao thầu phụ và Chuyển nhượng

Khi chúng ta giao thầu phụ thì đồng nghĩa chúng ta đang cắt bỏ một phần công việc trong hợp đồng, chia nhỏ những công việc đó cho những nhà thầu sau lưng nhà thầu chính để thực hiện phần công việc. Về mặt cấu trúc, ở đây không có sự dịch chuyển gì trong tư cách chủ thể, nhà thầu vẫn có hợp đồng với chủ đầu tư, từ đó, nhà thầu sẽ có nhiều hợp đồng khác nhau với những nhà thầu khác trực tiếp triển khai công việc. Nhà thầu chính sẽ đứng ở trung gian giữa hai mối quan hệ là nhà thầu phụ và chủ đầu tư. 

Đối với sự chuyển nhượng, khi một nhà thầu A kí hợp đồng với chủ đầu tư và họ không thực hiện công việc đó nữa mà họ chuyển nhượng cái nghĩa vụ của hợp đồng sang cho nhà thầu C. Khi đó nhà thầu C thế vào tư cách nhà thầu A để trực tiếp triển khai các công việc của hợp đồng cho chủ đầu tư.

Như vậy, sự khác biệt giữa Giao thầu phụ và Chuyển nhượng là đối với Giao thầu phụ , nhà thầu chính sẽ đứng giữa chủ đầu tư và nhà thầu theo hợp đồng chính. Đối với chuyển nhượng, nhà thầu sẽ nhường lại nghĩa vụ và thay thế bằng một nhà thầu khác, như vậy sẽ không phát sinh thêm mối quan hệ lao động khác mà chỉ vẫn là một quan hệ hợp đồng nhà thầu chính.

 

Chỉ định Nhà thầu phụ

Nhà tư vấn có thể chỉ định Nhà thầu mua hàng hóa, dịch vụ từ một nhà thầu phụ để thực hiện một phần công việc dưới danh nghĩa một phát sinh. Cách hoạt động của nhà thầu phụ chỉ định tương đối khác, tức là họ cũng có làm công việc được chỉ thị cho nhà thầu phụ, nhưng nó phải được thực hiện dưới danh nghĩa của một chỉ thị.

Nhà thầu có thể từ chối việc chỉ định nếu có lý do từ chối hợp lý. Nhà thầu được chỉ định có những vấn đề khác nhau và nếu không làm rõ vấn đề, không xác định rõ trách nhiệm pháp lý thì nhà thầu không thể đảm nhận quản lý nhà thầu phụ đó được.

Khi chủ đầu tư đã đồng ý cho việc nhà thầu phản đối là phù hợp, chủ đầu tư có thể đồng ý bồi hoàn cho nhà thầu để đảm bảo nhà thầu phụ vẫn ký hợp đồng để đảm bảo tiến trình của công việc. Đây là điều rất quan trọng trong công tác chỉ định nhà thầu phụ.

 

Trách nhiệm của Nhà thầu

Giả định hợp đồng thầu phụ có quy định về lãi suất, rất có khả năng nhà thầu chính phải trả tiền chậm trả cho nhà thầu phụ. Trên thực tế, có nhiều lý do pháp lý sâu sắc hơn về vấn đề này. Đối với các nhà thầu chính bị mặc nhiên bởi nghĩa vụ của hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để truy đòi tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà thầu phụ, khi nhận được sẽ phải trả cho nhà thầu phụ, nhà thầu phụ sẽ phải thực hiện các công việc khác nhau để hỗ trợ nhà thầu chính trong việc truy đòi các quyền lãi suất đó. Khi nhà thầu chính vi phạm, không thể quy hết vi phạm sang cho nhà thầu phụ. Đây là biểu hiện của việc bảo vệ nhà thầu phụ.

 

 

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *