Thế chấp cổ phiếu

Thế chấp cổ phiếu là một hình thức đảm bảo tín dụng, trong đó nhà đầu tư sử dụng cổ phiếu mà họ sở hữu làm tài sản thế chấp để vay vốn từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Bài viết sẽ giải thích các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, các quy định về định giá cổ phiếu, quản lý tài sản thế chấp, cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình thế chấp.

Thế chấp cổ phiếu

Theo quy định Khoản 1 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu được định nghĩa là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”.2

Cổ phiếu không tự thân chứa các quyền hành động đối với công ty bởi vì các quyền phát sinh từ phần vốn góp như quyền biểu quyết, quyền nhận cổ tức và quyền được hưởng khối tài sản còn lại của công ty khi tiến hành thủ tục thanh lý cũng như mọi quyền phát sinh từ hợp đồng khác đối với công ty phụ thuộc vào việc đăng ký vào sổ cổ đông của công ty.

Trên thực tế, cổ phần mới là đối tượng thực của giao dịch bảo đảm, chứ không phải cổ phiếu. Cổ phiếu với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có thể so sánh như nhau, trong trường hợp này thế chấp có đối tượng là quyền sử dụng đất, nhà hay tài sản khác gắn liền với đất chứ không phải là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Do đó, việc thế chấp cổ phiếu thực chất là hợp đồng thế chấp cổ phần. Do đó, việc thế chấp cổ phần thường được xem như một hình thức về thế chấp tài sản đảm bảo.

Vậy, cổ đông có được thế chấp cổ phần để vay vốn không? Theo quy định Khoản 1 Điều 317 BLDS 2015,

“Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp. Như vậy, khách hàng có thể dùng cổ phần mà mình sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay thế chấp tại ngân hàng. Theo đó, khách hàng không cần chuyển giao cổ phần cho bên nhận thế chấp. Cổ phẩn sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng và khách hàng vẫn có các quyền và nghĩa vụ trong công ty cổ phần đó.

Điều kiện của tài sản bảo đảm

Thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo

Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, hai Bên có quyền thỏa thuận lựa chọn một trong các phương thức quy định tại Điều 303 Bộ Luật Dân sự 2015:

  • Bán đấu giá tài sản;

  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

  • Phương thức khác.

Trong trường hợp hai bên thỏa thuận áp dụng phương thức nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của bạn, hai bên sẽ phải tiến hành thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật Doanh nghiệp.

Như vậy, với trường hợp vay thế chấp cổ phần, phương thức xử lý tài sản bảo đảm chính là việc người vay chuyển nhượng cổ phần cho ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *