Hợp đồng thuê tàu chuyến

Mẫu Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến

Hợp đồng thuê tàu chuyến 

Để đảm bảo cho việc vận tải hàng hóa thông qua đường thủy được trở nên thuận lợi, một hợp đồng thuê tàu chuyến (hay Voyage Charter Party) quy định đầy đủ và chặt chẽ về các nội dung liên quan đến hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của các bên là một yếu tổ không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ bộ về hợp đồng thuê tàu chuyến cũng như các lưu ý khi soạn thảo, ký kết loại hợp đồng này.

Khái quát về Hợp đồng thuê tàu chuyến

Hợp đồng thuê tàu chuyến là gì
Hợp đồng thuê tàu chuyến là gì

Định nghĩa

Thuê tàu chuyến được hiểu là việc thuê toàn bộ không gian chứa hàng của con tàu hoặc chỉ thuê một không gian nhất định trên tàu từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng. Theo đó, chủ tàu hoặc đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ cung cấp dịch vụ vận tải và bên thuê tàu sẽ thanh toán tiền cước (hay còn gọi là freight).

Trong Hợp đồng thuê tàu chuyến, bên thuê tàu sẽ chỉ chịu các loại trách nhiệm đối với hàng hóa như bảo hiểm hàng hóa, trong khi đó, bên chủ tàu hay đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ chịu các loại trách nhiệm liên quan tới con tàu như:

  • Tàu đủ khả năng đi biển (tàu có giấy chứng nhận khả năng đi biển);
  • Các thiết bị và thuyền bộ trên tàu đầy đủ để đảm bảo việc điều hành con tàu và vận chuyển hàng hóa;
  • Tàu có đủ không gian chứa hàng phù hợp với số lượng hàng hóa cần vận chuyển theo điều khoản của hợp đồng;
  • Không gian chứa hàng đủ điều kiện để đảm bảo tình trạng của hàng hóa được vận chuyển.

Khác với hợp đồng thuê tàu định hạn hay hợp đồng thuê tàu trần, trong hợp đồng thuê tàu chuyến, chủ tàu hay đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ ấn định lộ trình di chuyển của tàu cũng như những cảng nào mà tàu sẽ ghé.

Vì nghiệp vụ thuê tàu chuyến thường phức tạp, do vậy người thuê tàu thường thông qua các các freight forwarder, hay đại lý của hãng tàu, để uỷ thác thuê tàu.

Như đã trình bày, mặc dù được gọi là “Hợp đồng thuê tàu”, hợp đồng thuê tàu chuyến về bản chất không phải là một hợp đồng thuê tài sản được quy định tại Điều 472 Bộ Luật Dân sự 2015. Thay vào đó, bản chất của hợp đồng thuê tàu chuyến sẽ có nhiều điểm tương đồng với hợp đồng cung ứng dịch vụ được đề cập trong Luật Thương mại, theo đó, bên có quyền chiếm hữu đối với chiếc tàu sẽ cung ứng dịch vụ vận chuyển đường thủy cho bên thuê tàu và bên thuê tàu sẽ trả thù lao cho dịch vụ vận chuyển này.

Chủ thể tham gia hợp đồng

Hợp đồng thuê tàu chuyến thường sẽ có hai bên tham gia, theo đó một bên là bên thuê tàu (charterer) và bên còn lại là chủ tàu (ship owner) hoặc đơn vị thuê tàu của chủ tàu để kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển (shipping line), cụ thể:

  • Bên thuê tàu là có thể là tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa thông qua phương thức vận tải đường thủy như nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, bên thuê tàu và bên nhận hàng sẽ là hai chủ thể khác nhau.
  • Chủ tàu là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu đối với chiếc tàu.
  • Đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải đường biển nhưng chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng đối với chiếc tàu thông qua hợp đồng thuê tàu được ký kết với Chủ tàu.

Ngoài ra, một chủ thể khác có thể tham gia hợp đồng thuê tàu chuyến là môi giới hay công ty đại lý của hãng tàu, theo đó, chủ thể này sẽ được bên thuê tàu ủy thác để thực hiện giao dịch ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến, lúc này, đơn vị môi giới này sẽ ký dưới ô “Act as agent” trong hợp đồng và sẽ không chịu trách nhiệm thay cho bên thuê tàu mà họ đại diện trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng.

Sự xuất hiện của chủ thể này phụ thuộc nhiều vào khối lượng đơn hàng mà bên thuê tàu muốn vận chuyển. Cụ thể, nếu đơn hàng của bên thuê là loại LCL (hay hàng consol/consolidation: hàng hóa chất không đầy một container) thì bắt buộc phải thông qua một freight forwarder để làm việc với chủ tàu/đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải.

Một số chứng từ quan trọng trong quan hệ thuê tàu chuyến

Đối với quan hệ thuê tàu chuyến, có 02 loại giấy tờ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chứng minh mối quan hệ giữa bên thuê tàu, chủ tàu (hoặc đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải) và bên nhận hàng. Cụ thể:

  • Hợp đồng thuê tàu chuyến (hay Voyage Charter Party): được xem là căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người mua hàng là bên thuê tàu với đơn vị vận chuyển (carrier – trong hợp đồng vận chuyển).
  • Vận đơn đi kèm Hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter Party Bill of Lading): được xem là căn cứ để giải quyết tranh chấp giữa người bán hàng là bên thuê tàu với đơn vị vận chuyển.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, một số phần của vận đơn sẽ dẫn chiếu đến các điều khoản của hợp đồng thuê tàu chuyến. Lúc này, các điều khoản được dẫn chiếu đến của hợp đồng thuê tàu chuyến sẽ được áp dụng.

Một số điều khoản quan trọng cần chú ý trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Hợp đồng thuê tàu chuyến thường rất phức tạp, và thường sẽ được xây dựng dựa trên mẫu hợp đồng GENCON hoặc CENTRACON. Tuy nhiên, dù tồn tại nhiều điều khoản hay xây dựng dựa trên nhiều mẫu khác nhau thì các hợp đồng thuê tàu chuyến vẫn sẽ đảm bảo một số điều khoản quan trọng sau đây:

  • Các bên tham gia ký kết: chủ tàu/đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải – bên thuê tàu – bên môi giới hàng tàu (nếu có);
  • Các thông tin về con tàu: tên con tàu, số hiệu, cờ, loại tàu (tàu chở hàng), kích thước (con tàu nói chung, khoang chứa hàng nói riêng), tình trạng kỹ thuật…;
  • Thời gian tàu đến cảng để bốc hàng;
  • Các cảng tàu cập bến, cảng dỡ hàng;
  • Quy định về loại hàng hóa mà tàu chuyên chở (khoang tàu được được thiết kế phù hợp với loại hàng nào, số lượng hàng hóa/thể tích hàng hóa mà tàu nhận vận chuyển..);
  • Cước phí và việc thanh toán cước phí;
  • Chi phí bốc/xếp/dỡ hàng;
  • Thời gian bốc/xếp/dỡ hàng – Thưởng/phạt (Laytime&Demurrage);
  • Mốc tính Laytime/Demurrage.

 

Thông tin liên hệ

Hopdongmau.net nhận cung cấp các mẫu hợp đồng, biểu mẫu theo từng doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc theo yêu cầu. Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào về mẫu hợp đồng lao động vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: hotro@hopdongmau.net hoặc điện thoại (84) 28-6276 9900. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Hot line: (84) 28-6276 9900

Email: hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Email:

hotro@hopdongmau.net

Hoặc

Trợ lý Luật sư Huỳnh Lê Thảo Trang | Cộng sự

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Email: hotro@hopdongmau.net

Website:

Trang chủ

Trang chủ

Home

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *