hop-dong-mau

Hợp đồng chuyển giao công nghệ

HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.[1] Trong đó:

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ: trong trường hợp này, bên chuyển nhượng phải là chủ sở hữu công nghệ. Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ có hiệu lực, bên chuyển giao không còn là chủ sở hữu công nghệ và quyền sở hữu công nghệ lúc này sẽ được xác lập cho bên tiếp nhận quyền.

Chủ thể có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ
Chủ thể có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ 

Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ : bên chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có thể là[2]:

 

Theo đó, trong trường hợp bên chuyển giao quyền sử dụng là chủ sở hữu công nghệ, thì lúc này, khi hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có hiệu lực, bên chuyển giao vẫn là chủ sở hữu công nghệ, được tiếp tục sử dụng công nghệ và có quyền chuyển hoặc không chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.[3]

Ngoài ra, công nghệ, hay các bí quyết, giải pháp, quy trình[4] đều là được hiểu là tài sản và có thể chuyển giao.[5] Do đó, hợp đồng chuyển giao công nghệ (bao gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ) có bản chất là hợp đồng mua bán tài sản[6] và đồng thời chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện giao dịch mua bán tài sản.

Trong trường hợp các bí quyết, giải pháp hay quy trình kể trên được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.[7]

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Rủi ro trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi, vì vậy, việc tạo nên một ‘lá chắn’ để bảo vệ các bên là điều vô cùng cần thiết. Nói cách khác, việc soạn thảo nên một văn bản có tính ràng buộc sẽ nhằm bảo đảm an toàn cho các bên thông qua việc giải quyết các rủi ro tiềm tàng cũng như phân bổ trách nhiệm trong các tình huống có thể xảy ra.

Bên cạnh các vấn đề chung thường/cần có trong một hợp đồng, việc soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ mà tại đó ghi nhận các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao như tên công nghệ được chuyển giao, đối tượng chuyển giao, phương thức chuyển giao, quyền chuyển giao của bên chuyển giao. Cụ thể:

Thứ nhất, việc mô tả một cách cụ thể và rõ ràng các thông tin liên quan đến công nghệ trong hợp đồng sẽ giúp các bên trong giao dịch, đặt biệt là bên nhận công nghệ có thể biết được liệu công nghệ được chuyển giao có thuộc trường hợp bị hạn chế hay cấm chuyển giao hay không.

Thứ hai, đối với quy định về đối tượng và phương thức chuyển giao công nghệ, việc xây dựng điều khoản về điều kiện rõ ràng về 02 vấn đề này sẽ nhằm đảm bảo cho việc đạt được mục đích của bên nhận công nghệ khi tham gia vào giao dịch chuyển giao công nghệ.

Thứ ba, việc làm rõ về quyền chuyển giao công nghệ (quyền chuyển nhượng quyền sở hữu và quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ) trong quá trình soạn thảo hợp đồng sẽ giúp đặt ra nghĩa vụ minh bạch đối với bên chuyển giao và giúp bên nhận chuyển giao nắm được rằng bên nhận chuyển giao sẽ có quyền gì đối với công nghệ sau khi hợp đồng chuyển giao có hiệu lực.

CÁCH THỨC DIỄN RA GIAO DỊCH

Một giao dịch chuyển giao công nghệ có thể diễn ra theo nhiều khả năng. Việc liệt kê những gì có thể xảy ra sẽ giúp các bên trong việc xác định rõ những thông tin cần thiết trước khi tiến tới việc soạn thảo và ký kết. Sau đó, việc định hình cấu trúc của hợp đồng sẽ dễ dàng và nội dung trình bày trong hợp đồng sẽ đầy đủ và chi tiết hơn.

Dưới đây là 02 khả năng có thể xảy ra trong một giao dịch chuyển giao công nghệ:

Khả năng 1:

Khả năng 2:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

ĐỐI TƯỢNG CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO 

Đối tượng được chuyển giao

Đối tượng chuyển giao được quy định tại Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, bao gồm các đối tượng sau:

Đối tượng công nghệ chuyển giao
Đối tượng công nghệ chuyển giao

Đối tượng hạn chế chuyển giao

Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao
Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao

Đối tượng cấm chuyển giao

Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao
Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao

HÌNH THỨC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Các hình thức chuyển giao có thể là Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập; Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng: Dự án đầu tư; Hợp đồng nhượng quyền thương mại; Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ.[8]

 

PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Các phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm: Chuyển giao tài liệu về công nghệ; đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận; cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận; chuyển giao máy móc, thiết bị đi kèm theo công nghệ kèm theo các phương thức quy định; Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.[9]

 

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN TRONG HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Để việc chuyển giao công nghệ được thực hiện hiệu quả và hạn chế tối đa những rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra, Hợp đồng chuyển giao công nghệ nên bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Điều 1 – Cơ sở thiết lập hợp đồng chuyển giao công nghệ

Điều 2 – Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có)

Điều 3 – Thông tin về công nghệ được chuyển giao (tên)

Điều 4 – Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm

Điều 5 – Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ

Điều 6 – Phương thức chuyển giao công nghệ

Điều 7 – Giá, phương thức thanh toán

Điều 8 – Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ

Điều 9 – Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao

Điều 10 – Vi phạm của các bên, Phạt vi phạm, Chế tài khác

Điều 11 – Bất khả kháng

Điều 12 – Bảo mật

Điều 13 – Giải quyết tranh chấp (Phương thức giải quyết tranh chấp – Cơ quan giải quyết tranh chấp)

Điều 14 – Điều khoản chung (Thời điểm có hiệu lực, Luật áp dụng cho hợp đồng và thỏa thuận trọng tài [nếu có], Ngôn ngữ)

 

NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ THỂ PHÁT SINH

Khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, các bên tham gia thường phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Dưới đây là một số vấn đề  mà các bên cần xem xét và giải quyết khi tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng công nghệ.

Thứ nhất, “sự ràng buộc” để tiếp tục sử dụng công nghệ. Bên chuyển giao công nghệ mong muốn việc ràng buộc và ngược lại, bên nhận công nghệ bị ràng buộc về việc phải mua nguyên vật liệu từ bên chuyển giao để có thể đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm mà công nghệ tạo ra.

Thứ hai, đối với bên chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, việc chuyển giao có thể tạo nên một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Khi công nghệ được chuyển giao, tính chất độc quyền của bên chuyển giao sẽ giảm dần. Các công ty khác có thể sử dụng công nghệ tương tự hoặc phát triển những sản phẩm tương đương.

Thứ ba, đối với bên chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, việc chuyển giao, cụ thể là trường hợp chuyển giao kèm nhãn hiệu có thể làm tổn hại đến uy tín của bên giao công nghệ nếu sản phẩm của bên nhận công nghệ đưa ra thị trường không đạt chất lượng chuẩn.[10]

Nhìn chung, việc chuyển giao công nghệ mang lại những lợi ích về vật chất cũng như tinh thần, ví dụ như việc chuyển giao công nghệ sẽ giúp bên chuyển giao mang lại danh tiếng, hoặc kiểm tra chất lượng, sự hoàn thiện của công nghệ khi đưa công nghệ từ môi trường này đến môi trường khác… tuy nhiên kèm theo đó là một số rủi ro nhất định. Vì vậy, các bên tham gia hợp đồng cần chú ý đến những điều khoản “đảm bảo chất lượng” hay các điều khoản phạt khác để có thể tránh các rủi ro nêu trên.

 

NHỮNG LƯU Ý KHÁC

Để có thể soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ hiệu quả, bên cạnh những vấn đề đã được đề cập ở trên, người soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ còn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, về đăng ký chuyển giao công nghệ. Đối với một số trường hợp chuyển giao công nghệ, các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước về khoa học công nghệ. Cụ thể như sau: Việc chuyển giao công nghệ thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ: (i) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; (ii) chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài và (iii) chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.[11]

Thứ hai, về giá chuyển giao công nghệ. Mặc dù giá công nghệ thường được tự do thỏa thuận, để ngăn chặn hiện tượng chuyển giá và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, pháp luật đặt ra yêu cầu kiểm toán và tuân thủ quy định về thuế và giá cho 03 trường hợp chuyển giao công nghệ sau: (a) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có sự tham gia của vốn nhà nước; (b) giữa các bên có mô hình công ty mẹ – công ty con; (c) giữa các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế.[12]

Thứ ba, khi tham gia ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp nước ngoài, cần quan tâm đến các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài. Doanh nghiệp Việt cần xem xét ngôn ngữ nào sẽ được ưu tiên trong hợp đồng; pháp luật áp dụng là của quốc gia nào? Khi chọn lựa pháp luật nước ngoài, doanh nghiệp Việt cần tiến hành nghiên cứu cẩn thận để đề phòng những bất lợi và rủi ro có thể phát sinh. Đối với việc giải quyết tranh chấp, thường việc phải đến cơ quan tài phán nước ngoài sẽ gây ra tổn thất và chi phí lớn cho doanh nghiệp tại Việt Nam.

 

 

 

[1] Điều 2.7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

[2] Điều 7.1 và 7.2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

[3] Trần Văn Nam, (2018), “Dịch vụ chuyên giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Luận án Tiến sĩ Luật học

[4] Điều 2.1 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

[5] Điều 181 Bộ luật dân sự 2015.

[6] 163 Bộ luật dân sự 2015.

[7] Điều 4.2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.

[8] Luật Chuyển giao công nghệ 2017, Điều 5

[9] Luật chuyển giao công nghệ 2017, Điều 6

[10] Trần Văn Nam, (2018), “Dịch vụ chuyên giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Luận án Tiến sĩ Luật học

[11] Điều 31 Luật chuyển giao công nghệ 2017

[12] Điều 27 Luật chuyển giao công nghệ 2017

 

Thông tin liên hệ

Hopdongmau.net nhận cung cấp các mẫu hợp đồng, biểu mẫu theo từng doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc theo yêu cầu. Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào về mẫu hợp đồng lao động vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: hotro@hopdongmau.net hoặc điện thoại (84) 28-6276 9900. Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Hot line: (84) 28-6276 9900

Email: hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Email:

hotro@hopdongmau.net

Lê Hoàng Yến | Trợ lý

Điện thoại: (84) 28-6276 9900

Email: hotro@hopdongmau.net

Website:

Trang chủ

Trang chủ

Home

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *