Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài

Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là dạng giao dịch tương đối phổ biến trong lĩnh vực xây dựng nhưng ít được nghiên cứu cặn kẽ về mặt lý thuyết và chưa chú ý về mặt thực tiễn. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành cũng không đề cập tới khái niệm này. Trên thực tế, “Yếu tố nước ngoài” trong quan hệ Hợp đồng Xây dựng thường được dùng để chỉ sự tham gia của nhà thầu nước ngoài khi trúng thầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ xây dựng tại Việt Nam.

Khái niệm về hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài

Bộ luật dân sự, hợp đồng xây dựng mang đặc điểm của hợp đồng dịch vụ, nhà thầu thực hiện công việc (tư vấn, thi công) theo yêu cầu của bên mời thầu còn bên mới thầu phải thực hiện thanh toán dịch vụ cho bên cung ứng (nhà thầu).

Theo quy định và cách hiểu thực tế, hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài được cấu thành khi thỏa mãn đủ các dấu hiệu và điều kiện như sau:

  • Một trong các bên tham gia quan hệ hợp đồng là tổ chức, cá nhân nước ngoài;

  • Tài sản liên quan tới quan hệ hợp đồng ở nước ngoài (tài sản được định nghĩa trong Bộ luật dân sự là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản).

So với các hợp đồng xây dựng thông thường, hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài có một số đặc điểm khác biệt dễ nhận thấy về chủ thể hợp đồng, tài sản liên quan tới hợp đồng (thông thường dưới dạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Đặc biệt, các vấn đề liên quan tới cơ chế thực thi dạng hợp đồng này là nội dung cần quan tâm bên cạnh các hợp đồng xây dựng trong nước.

Cơ chế thực hiện hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài

Cơ chế thực hiện hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là toàn bộ những cách thức, biện pháp (pháp lý và thực tiễn) để thực hiện các cam kết trong hợp đồng nhằm tạo lập sản phẩm xây dựng. Điểm khác biệt lớn nhất so với hợp đồng thông thường là vấn đề giá hợp đồng, cơ chế thực thi và cơ chế giải quyết tranh chấp.

Về mặt hình thức, hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài có sự tương thích về pháp luật cao hơn hẳn so với các hợp đồng xây dựng thông thường. Bởi lẽ, quá trình thực hiện các cam kết hợp đồng trên thực tế liên quan tới hàng loạt vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều văn bản trong các lĩnh vực khác nhau (lao động, thương mại, thuế, môi trường, ngân hàng, bảo hiểm….).

Để phòng ngừa rủi ro, ngoài sự chi tiết trong nội dung các điều khoản, giải quyết tranh chấp cũng là vấn đề mà các hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài đặc biệt quan tâm. Mặc dù không thể bị triệt tiêu quyền được bảo vệ khi lợi ích bị xâm phạm nhưng các chủ thể nước ngoài khi tham gia quan hệ hợp đồng luôn thể hiện quan điểm rất rõ ràng trong vấn đề này. Họ thường có xu hướng lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp theo hệ thống pháp luật mà họ am hiểu (nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp) hoặc cơ chế trọng tài thương mại.

Vấn đề giá hợp đồng và cơ chế thực thi các thỏa thuận hợp đồng

Giá của hợp đồng thường được chứa đựng những yếu tố ngoại lệ, không thể áp dụng cứng nhắc theo các quy định thông thường của Việt Nam. Những lý do chính dẫn tới hiện tượng này là:

  • Các dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu sử dụng nhà thầu nước ngoài thường trong trường hợp là các công việc lớn, phức tạp, nhà thầu trong nước ít có khả năng đáp ứng điều kiện và yêu cầu.

  • cam kết trong các hiệp định vay vốn, tài trợ chi phối đáng kể việc sử dụng các nguồn vốn này để đầu tư xây dựng. Thông thường, các nhà tài trợ luôn có xu hướng yêu cầu chúng ta sử dụng nhà thầu do họ chỉ định hoặc giới thiệu. Đương nhiên, xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế, giá HĐXDYTNN không thể xác định như các HĐXD thông thường.

Việc các nhà thầu nước ngoài sử dụng thầu phụ Việt Nam có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa người lao động và các chuyên gia nước ngoài. Hiếm khi có người lao dộng trong nước được hưởng mức lương tương đương với chuyên gia nước ngoài, mặc dù khối lượng công việc đảm đương có thể ngang nhau.

Trên thực tế, việc hoàn thành các dự án xây dựng hiếm khi theo đúng các thiết kế ban đầu. Những thay đổi trong quá trình thực hiện công việc đòi hỏi phải sửa đổi phạm vi và các điều khoản về giá. Đây là điều mà hợp đồng hoặc các điều kiện chung cần xét đến một cơ chế cho sự thay đổi này. Những tranh chấp dai dẳng và tốn kém có thể xảy ra khi có sự thay đổi cần thiết, nhưng cả hai bên lại không thoả thuận trước về cơ chế giải quyết hiện tượng này. Để tránh gây nhầm lẫn, các nhà tư vấn thường để xuất với các bên áp dụng cách tiếp cận về sự thay đổi theo hướng mô tả các biểu hiện của nó. Ví dụ, Hợp đồng xây dựng có thể quy định về sự thay đổi như sau: “Thay đổi” được dùng trong hợp đồng này có nghĩa là bất cứ sự thay đổi nào trong phạm vi xây dựng hay các đặc tính kỹ thuật của thiết bị, vật liệu hoặc các dịch vụ xây dựng do nhà thầu cung cấp.

Vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng thuộc dạng hợp đồng có nguy cơ xảy ra tranh chấp cao do đặc điểm thuộc về đối tượng của dạng hợp đồng này: các hoạt động xây dựng thường phức tạp, liên quan tới nhiều chủ thể, thời gian dài, sử dụng nhiều nguồn lực cùng lúc… Trên thực tế, các nguyên nhân tranh chấp liên quan tới hợp đồng xây dựng thường bắt nguồn từ sự không rõ ràng hoặc khó hiểu trong các điều khoản về giá, thời gian thực hiện các công việc theo hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên theo hợp đồng.

Thời gian qua, các doanh nghiệp xây dựng của ta đã đảm đương nhiều hợp đồng xây dựng quy mô lớn, độ phức tạp cao nhưng vẫn lộ rõ điểm yếu cơ bản về kinh nghiệm, năng lực quản lý, công nghệ thi công… Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của việc thực thi các cam kết hợp đồng, đôi khi trở thành sức ép vì để có hợp đồng, chúng ta phải đưa ra những điều khoản mang tính thuyết phục nhưng khả năng thực thi đôi khi không phù hợp với các cam kết. Với cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, chúng ta chắc chắn sẽ thua thiệt khi có va chạm xảy ra.

Để phòng ngừa rủi ro, ngoài sự chi tiết trong nội dung các điều khoản, giải quyết tranh chấp cũng là vấn đề đáng lưu ý trong Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài. Mặc dù không thể bị triệt tiêu quyền được bảo vệ khi lợi ích bị xâm phạm, nhưng các chủ thể nước ngoài khi tham gia quan hệ hợp đồng luôn thể hiện quan điểm rất rõ ràng trong vấn đề này. Họ thường có xu hướng lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp theo hệ thống pháp luật mà họ am hiểu nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, hoặc cơ chế trọng tài thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý nguyên tắc này khi thương thảo, đàm phán hợp đồng Điều này cũng lý giải tại sao, tính khả thi của việc phạt vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại do có yếu tố nước ngoài cao hơn nhiều so với các hợp đồng xây dựng trong nước.

Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số 093 587 4284 hoặc gửi email về hotro@hopdongmau.net.

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *