Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán giữa các chủ thể. Cùng tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua bài viết sau nhé!

Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) là gì?

Mua bán hàng hóa trong thương mại là hoạt động bên bán chuyển giao hàng hóa và chuyển quyền sở hữu cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hàng hóa cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận và thường được xác lập bằng hợp đồng được gọi là “Hợp đồng mua bán hàng hóa”. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứ các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán giữa các chủ thể.

Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa cụ thể về HĐMBHH trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật Dân sự 2015 để xác định bản chất của HĐMBHH. Theo đó, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất. Từ kết luận trên chúng ta có thể hiểu, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản.

Từ đó cho thấy, HĐMBHH trong thương mại là một hình thức khác của hợp đồng mua bán tài sản. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005 có thể đưa ra khái niệm về HĐMBHH trong thương mại như sau:

“Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.

Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa

Đặc điểm chung

Là hợp đồng ưng thuận – có thể hiểu là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản trong hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của HĐ không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của Hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.

tính đền bù – bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.

 hợp đồng song vụ – mỗi bên trong HĐMBHH đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất trao đổi, qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán.

Đặc điểm riêng

Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của HĐ mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại.

Về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như HĐ mua bán hàng hóa quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

Về đối tượng: HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa. Theo Luật thương mại Việt Nam 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại.

Khi nào phải lập hợp đồng mua bán hàng hóa

Căn cứ theo quy định của pháp luật, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm:

  • HĐMBHH được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

  • Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Pháp luật hiện nay cũng không có văn bản nào quy định các trường hợp mua bán hàng hóa phải ký hợp đồng bằng văn bản. Về mặt thuế, cũng không yêu cầu phải có hợp đồng kinh tế bằng văn mà chỉ yêu cầu phải có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ. Vì thế, việc lập hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là do ý chí của các bên nhằm thể hiện thỏa thuận trên giấy để hạn chế việc xảy ra tranh chấp. Hoặc nếu có tranh chấp cũng có cơ sở vững vàng để giải quyết tranh chấp.

Việc lập hợp đồng cũng tạo điều kiện cho các cơ quan giải quyết tranh chấp giải quyết dễ dàng hơn.

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *