Khiếu nại và giải quyết tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC 1999

Mặc dù các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thi công, xây dựng,… đều đã được quy định chi tiết, cụ thể trong Luật Xây dựng 2014, ngoài ra còn có các Nghị định, Thông tư hướng dẫn áp dụng, tuy nhiên trên thực tế, phần lớn các bên tham gia hợp đồng xây dựng tại Việt Nam vẫn áp dụng Bộ hợp đồng FIDIC để soạn thảo và điều chỉnh hợp đồng xây dựng nhằm tối ưu khả năng bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thi công, xây dựng vẫn được giải quyết chủ yếu tại Toà án và Trọng tài.

Định nghĩa

Không có Định nghĩa hay diễn giải về Khiếu nại hoặc Tranh chấp.

Khiếu nại của các bên

Thời hạn

  • Nhà thầu có nghĩa vụ gửi Khiếu nại trong 28 ngày kể từ ngày biết hoặc phải biết về sự kiện cho phép Khiếu nại. Nếu không, có thể bị mất quyền và Chủ đầu tư có thể được miễn toàn bộ trách nhiệm. (Điều 20.1)
  • Chủ đầu tư có thể thực hiện Khiếu nại bất cứ khi nào có thể. Riêng Khiếu nại về Bảo hành, Chủ đầu tư phải gửi Khiếu nại trước khi kết thúc Thời Hạn Thông Báo Sai Sót. (Điều 2.5)

Nội dung

  • Các Khiếu nại của Chủ đầu tư và Nhà thầu đều có thể quy ra thành Khiếu nại về Chi phí và/hoặc Thời gian.
  • Thậm chí, Nhà thầu có thể Khiếu nại để được hưởng Khoản lợi nhuận hợp lý.
  • Nghĩa vụ giải trình để được Gia hạn Thời Gian Thực Hiện Hợp Đồng là rất phức tạp, và cần được xem xét, chuẩn bị kĩ lưỡng.

Thủ tục chung giải quyết tranh chấp

Bước 1: Các bên bổ nhiệm DAB.

Bước 2: Một bên gửi tranh chấp ra DAB: giải trình cho DAB.

Bước 3: DAB ra quyết định.

Bước 4: Một bên có thể gửi thông báo không đồng ý.

Bước 5: Bắt đầu trọng tài.

Bước 6: Bổ nhiệm trọng tài.

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tại ICC

Bước 1: Gửi đơn kiện

Bước 2: Trả lời và đơn kiện lại

Bước 3: Lập hội đồng trọng tài

Bước 4: Ký TOR và thống nhất lịch trình.

Bước 5: Cung cấp hồ sơ (Ý kiến chuyên gia, làm chứng, yêu cầu hồ sơ).

Bước 6: Trao đổi tài liệu trình nộp.

Bước 7: Mở phiên họp giải quyết

Bước 8: Đề trình hồ sơ sau phiên họp giải quyết

Bước 9: Ra phán quyết

Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài

Khi tham gia giải quyết tranh chấp tại trọng tài, các bên cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xác định đúng tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết: hiện nay, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có thể có nhiều tổ chức trọng tài thương mại khác nhau. Về nguyên tắc, các trung tâm này đều có thể tham gia xét xử các tranh chấp thương mại. Vì thế, cần xác định rõ tổ chức trọng tài nào có thẩm quyền để bảo đảm đơn kiện sẽ được thụ lý và vụ việc sẽ được xét xử đúng thẩm quyền.

  • Chuẩn bị đủ hồ sơ khởi kiện và tuân thủ theo thủ tục giải quyết: một trong những nguyên tắc xét xử quan trọng của trọng tài thương mại là trọng tài không có nghĩa vụ xác minh thu thập chứng cứ mà chỉ có thể dựa vào các chứng cứ do các bên cung cấp. Vì vậy, muốn thắng kiện, nguyên đơn bắt buộc phải có đủ hố sơ khởi kiện. Trình tự tố tụng tại trọng tài thương mại Việt Nam hiện nay được quy định trong Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 (Thay thế cho Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003) và trong quy tắc tố tụng của các tổ chức tố tụng trọng tài. Vì thế, muốn theo kiện một các tốt nhất, các bên tranh chấp cần nghiên cứu kỹ các trình tự này.

  • Lựa chọn nhân chứng, sử dụng ý kiến chuyên gia: các bên nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo tính pháp lý, nâng cao cơ hội thắng kiện.

  • Luật áp dụng: đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất.

  • Chi phí: đây cũng là một yếu tố quan trọng, các bên nên cân nhắc chi phí đưa ra trọng tại hay chọn phương thức giải quyết khác hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Xem thêm:

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              hotro@hopdongmau.net

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

ngan.nguyen@cnccounsel.com

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email: uyen.ngo@cnccounsel.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *